Món ăn trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam

 

1. Gà luộc

Gà luộc thì chắc hẳn trên mâm cúng giao thừa gia đình nào cũng có. Chắc hẳn gà luộc phải có ý nghĩ nào đó nên trong mâm cúng hay ngày lễ, cưới hỏi đều có. Ông cha ta xưa nói rằng gà sẽ đem lại may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng cho đầu xuân năm mới.

Món ăn này chế biên đơn giản chỉ cần chế biến gà thật sạch sau đó cho gà vào luộc tầm 10 phút cho nước sôi thì mở nhỏ lửa đun om thêm 5 phút là gà chín. Lưu ý rằng đối với gà cũng giao thừa bạn luộc nguyên con và không mổ giữa. Khi luộc có thể cho thêm hành củ, một ít hoa hồi cho gà thêm thơm và có màu đẹp mắt. Năm mới Tết đến có món gà luộc vàng óng cúng ông bà tổ tiên để có năm mới may mắn cầu gì được nấy.

Gà luộc

2. Bánh chưng

Bánh chưng không còn là món gì quá xa lạ với người Việt Nam, đó là món ăn cổ truyền đặc trưng ngày Tết đặc biệt là người Bắc. Loại bánh không chỉ là món ăn đơn thuần, nó gồm gạo nếp, thịt , đậu xanh tất cả tạo nên sự ấm cúng và đoàn viên gia đình.

Bánh chưng đã có từ rất lâu nhưng đến bây giờ nó vẫn còn tồn tại và là một nét đặc sắc trong truyền thống của người dân Việt Nam.

Bánh chưng

Bánh chưng đã xuất hiện  từ thời xa xưa, nó xuất hiện trong giấc mơ của Lang Liêu thời vua Hùng. Bánh chưng hình vuông tượng chưng cho đất, nguyên liệu bánh chưng gồm gạo, đậu xanh, thịt thể hiện sự ấm nó xung túc ấm no.

Người Việt Nam quan niệm một cái Tết không trọn vẹn nếu thiếu bánh chưng, bánh dùng cúng tổ tiên là món mà mọi gia đình quây quần lại thưởng thức mỗi khi Xuân về. Như vậy ta thấy bánh chưng là món ăn không thể thiếu, nó tượng trưng cho hạnh phúc, sức khỏe, ấm no sung túc.

Món ăn này tuy chuẩn bị cầu kì và mất thời gian dài nhưng cách làm lại rất đơn giản. Nguyên liệu bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ và thêm một chút gia vị là có thể tạo nên món ăn cổ truyền ngày Tết này rồi. 

3. Giò lụa

Có lẽ đây không là món ăn xa lạ vì đây cũng là món ăn thường ngày mà mọi gia đình hay ăn. Thời xưa ông cha ta thường làm giò bằng tay, giã ra rồi thêm gia vị vào lấy lá chuối bọc lại và mang đi hấp, nhưng bây giờ ngày càng hiện đại nên việc làm giò lụa cũng dễ dàng hơn.

Giò lụa gồm nguyên liệu chính là thịt nạc thăn giã nhuyễn thêm nước mắm. Hiện nay giò lụa được chế biến thêm nhiều nguyên liệu cho món ăn thêm hấp dẫn hơn về cả màu sắc và hương vị như chả lụa ớt xiêm xanh….Bên cạnh thịt lợn giò lụa có thể chế biến từ thịt bò hoặc thịt gà mỗi loại đều có cái ngon riêng.

Không chỉ là món ăn thường ngày, món ăn ngày Tết mà giò lụa cũng được dùng làm quà biếu vào dịp Tết đây là một món quà mang đậm ý nghĩa ‘trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà.

Giò lụa

4. Giò xào

Giò xào hay nhiều nơi còn gọi là giò mỡ là món ăn mà đa số các gia đình đều tự tay làm trong ngày Tết. Với nguyên liệu đơn giản như thịt thủ ( đầu lợn ) hoặc tai lợn, mọc nhĩ, muối tiêu và các gia vị như mắm muối. Món ăn này có đặc trưng là vị béo ngậy, hương vị đậm đà khi kết hợp với mọc nhĩ và mùi cay nồng của hạt tiêu.

Không chỉ giò lụa mà giò xào cũng rất phổ biến. Trong mâm cúng ngày Tết thì chắc chắn không thể thiếu món giò xào rồi, bạn hãy tự tay làm món ăn này tại nhà vừa sạch vừa ngon để chào đón Tết Nhâm Dần sắp tới nhé.

Giò xào

5. Thịt Đông

Tết miền Bắc luôn có món thịt đông để đãi khách và cúng giao thừa. Còn gì tuyệt vời hơn khi mùa đông này có món thịt đông cùng chén cơm trắng ăn cùng, món thịt đông được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản nhưng lại có hương vị hết sức thơm ngon không chỉ giới thiệu cho bạn món thịt đông truyền thống mà còn có cả sự kết hợp giữa thịt lợn và thịt gà tạo nên những sự mới lạ và đầy đủ dinh dưỡng hơn.

Thịt đông được làm từ các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm như thịt lợn, nấm hương, mộc nhĩ và các gia vị đem đi ninh nhừ là có ngay một món ăn ngon trong ngày Tết sắp tới. 

Thịt đông

6. Dưa hành

Dân gian xưa đã có câu “ Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ” chắc hẳn cứ đến Tết là không thể thiếu món dưa hành. Dưa hành là món ăn giản dị thường dùng làm món ăn kèm với các món khác như bánh chưng. Dưa hành có vị chua ăn kèm với các món mặn rất ngon, đặc biệt là giúp giải ngán.

Món ăn này cũng được thực hiện rất đơn giản, hành củ mua về rửa sạch, cắt rễ sau đó ngâm với giấm và muối sau 2 ngày là có món dưa hành chua ngon. Ngoài ra không chỉ là món ăn kèm, dưa hành cũng dùng để nấu canh chua hay kho cá cũng rất ngon. Bánh chưng  phải có dưa hành, bạn hãy làm ngay 1 hũ dưa hành để bổ sung vào thực đơn ngày Tết nhé.

Dưa hành

7. Thịt kho tàu

Thịt kho tàu hay còn được biết với tên gọi khác là thịt kho trứng hay thịt kho nước dừa. Có thể nói, món thịt kho tàu thường xuất hiện trong các dịp Tết hay đám tiệc. Tuy nhiên, ngày nay, món ăn này còn xuất hiện trong những ngày thường mà không cần phải vào các dịp Lễ.

Mỗi vùng miền lại có cách nấu thịt kho tàu khác nhau, mỗi vùng miền sẽ có cách nêm nếm và gu ẩm thực khác nhau. Nhưng nhìn chung thì đều có cách nấu chung là tạo nước màu, thịt rửa sạch thái miếng vừa ăn, đảo thịt cho săn lại sau đó mang đi kho. Tiếp đến cho trứng đã luộc vào nên nếm gia vị cho vừa ăn, kho đến khi thịt mềm. Món ăn này có màu đẹp bắt mắt do nước màu và được kho bằng nước dừa thêm phần béo ngậy đưa cơm.

Đây là món ăn ngon ngay trong bữa ăn gia đình chứ không riêng gì ngày Tết. Từ miếng thịt lợn và những quả trứng cùng với sự khéo léo sẽ tạo nên món ăn thơm ngon, hấp dẫn này cho gia đình cùng ăn trong ngày Tết.

Thịt kho tàu


Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp 3 cách làm kem chuối ngon, mới lạ giải nhiệt mùa hè